NHIỄM TRÙNG MÁU

************************
Kiểu giống như có báo trước vậy. Hic hic
 
Trưa hôm qua mình nói chuyện với nhóm đồng nghiệp về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng trong cơ thể, mình quay cái video xong và hướng dẫn mọi người cách phòng tránh. Khi chiều tối, đến khuya mình nhận tin 4 ca nhiễm trùng máu (3 ca là những bệnh nhân K), trong đó 2 ca nguy hiểm và 1 ca nhẹ; 1 ca là ban đầu chỉ bị cảm nhẹ – rồi tiếp tục làm việc – không tắm rửa vệ sinh kiểu cũ ông bà bảo – gần 2 tháng – kiệt quệ đi khám thì ra vậy.
 
 
***
Nguy cơ tử vong của bệnh nhiễm khuẩn máu khá cao.
 
***
Nhiễm khuẩn máu
Vi sinh vật gây bệnh cư trú trong đường máu lan khắp cơ thể. Khi vi sinh vật gây bệnh giải phóng những chất vào máu chống lại các phản ứng viêm, gây rối loạn các chức năng các cơ quan như gan, thận, khiến cơ thể suy yếu.
 
***
Đối tượng có nguy cơ nhiễm cao:
1. Người bệnh nặng, mãn tính: ung thư, tiểu đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim, tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn.
2. Người đang điều trị hóa chất (hóa trị) và tia xạ (xạ trị)
3. Người bệnh cắt lách.
4. Người nghiện rượu.
5. Người giảm bạch cầu hạt.
6. Trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng
7. Người già
8. Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
9. Người sử dụng corticoid thời gian dài
10. Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dung cụ xâm nhập như đặt nội khí quản, catheter, đinh nội tủy.
 
***
Triệu chứng:
1. Sốt cao trên 38 độ C hoặc thân nhiệt thấp dưới 36 độ C.
2. Nhịp thở nhanh trên 20 nhịp/ phút.
3. Nhịp tim nhanh trên 90 nhịp/ phút.
4. Trường hợp nặng thì:
a. Lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh
b. Giảm tiểu cầu, khó thở, loạn nhịp tim, đau vùng bụng, sốc nhiễm trùng, tâm thần không ổn định.
 
***
Tác nhân gây nhiễm thường gặp:
1. Khuẩn Gram âm họ Enterobacteriaceae bao gồm: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia, và các vi khuẩn Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei.
2. Khuẩn Gram dương: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis…
3. Nấm: Candida, Trichosporon asahii
4. Khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.
 
***
Cần phải làm gì khi bị nhiễm trùng máu:
1. Tránh xa nguồn bệnh
2. Xác định đúng bệnh, đúng tác nhân nhiễm bệnh.
3. Dùng thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh đúng tác nhân (kháng sinh phổ rộng trước rồi thực hiện kháng sinh đồ trước khi sử dụng kháng sinh đích).
4. Loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát.
5. Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan.
6. Chống rối loạn đông máu.
7. Thanh lọc máu
8. Dùng máy thở
 
#mitatran
 
Cầu nguyện cho cả nhà <3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop files here