K GIÁP: DINH DƯỠNG CẦN TRÁNH hoặc cắt giảm

Bạn đọc thêm bài:

http://mitabio.com/2019/07/08/k-giap-dinh-duong-can-thiet/

Các bạn theo dõi bài trước về dinh dưỡng cần thiết cho K giáp rồi phải không? Đây là dinh dưỡng cần tránh các bạn ạ. Bởi một số thực phẩm tác động đến tuyến giáp làm cho tình trạng tuyến giáp tệ hơn hoặc tái phát bệnh.

Không gluten, không goitrogens

TRÁNH SỬ DỤNG CHÚNG QUÁ THƯỜNG XUYÊN VỚI LƯỢNG LỚN HOẶC XỬ LÝ CHÚNG TRƯỚC KHI CHO VÀO MIỆNG NHÉ!

  1. Các loại rau họ cải chứa isothiocyanates, một chất cản trở hoạt động của tuyến yên. Tuy nhiên, loại rau này được loại bỏ isothiocyanates khi nấu chín. Chúng bao gồm cải xoăn, bông cải xanh, … Nếu bạn không còn tuyến giảm thì giảm ăn loại này chứ không cần tránh hoàn toàn. CÁCH TỐT NHẤT KIỂM SOÁT LIỀU DÙNG (trung bình 3,5kg mỗi tuần thì vẫn oki, nhiều báo cáo trên 35kg/ tuần có ảnh hưởng lớn đến tuyến giáp) hoặc HÃY LUỘC CHÍN TRƯỚC KHI ĂN NHÉ!
  2. Không ăn thực phẩm chứa gluten: gây phản ứng miễn dịch tự động và tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu bạn không còn tuyến giáp thì ăn cũng được có kiểm soát. Hoặc CHỈ ĂN NHỮNG SẢN PHẨM KHÔNG CHỨA GLUTEN. Thực phẩm này được tìm thấy nhiều trong lúa mạch, lúa mạch đen, đại mạch.
  3. Không ăn thực phẩm chứa goitrogens: gồm sản phẩm từ đậu nành không lên men (đậu hủ, tào phớ, sữa đậu nành), các loại rau cải (bắp cải (cabbage), bông cải xanh (broccoli), cải kale, cải cúc (cauliflower), rau chân vịt (spinach), củ sắn (cassava), dâu tây (strawberries), quả đào (peach), một số hạt như đậu phộng (peanuts), hạt kê, hạt thông. Nhưng các sản phẩm này bị BẤT HOẠT GOITROGEN khi NẤU CHÍN trừ quả đào và đậu nành. Lượng ít dưới 3,5kg mỗi tuần thì cơ thể bạn tự điều chỉnh cân bằng, bài tiết ra ngoài. Nếu lượng lớn trên 35kg mỗi tuần có tác động nguy hại đến sức khỏe tuyến giáp của bạn. Nếu bạn không còn tuyến giáp, bạn có thể ăn sản phẩm này, nên kiểm soát để hoocmon (được uống mỗi ngày) hoạt động tốt hơn.
  4. Sản phẩm từ đậu nành không lên men như đậu hũ, tào phớ, sữa đậu nành. Chúng cản trở tế bào tuyến giáp hấp thu i-ôt và cản trở khả năng tạo hooc-mon tuyến giáp. Khi bạn không còn tuyến giáp thì vẫn ăn được, đừng ăn quá nhiều ảnh hưởng đến sự hoạt động của hoocmon (loại thuốc hoocmon bạn uống mỗi ngày). CHỈ ĂN SẢN PHẨM TỪ ĐẬU NÀNH LÊN MEN.
  5. Giảm sản phẩm chứa nhiều carbohydrat. Carbohydrate gồm đường đơn, đa và cả chất xơ nữa. Chất xơ khá tốt cho tiêu hóa, nhưng lượng quá nhiều làm cản trở cơ thể hấp thu i-ốt dẫn tới giảm chức năng suy giáp và cản trở hoạt động của hoocmon bổ sung hằng ngày. KHÔNG ĂN THỨC ĂN THÊM ĐƯỜNG (tất cả mọi người), KHÔNG ĂN QUÁ NHIỀU RAU NẤU CHÍN/ NGÀY (1 chén rau luộc/ bữa là đủ rồi).
  6. Giảm thiểu thức ăn chứa mỡ động vật: gồm thức ăn chế biến sẵn, nội tạng động vật. Chúng gây giảm khả năng hoạt động và gây phá vỡ tuyến giáp, giảm tác dụng của thuốc điều trị.
  7. Không ăn thực phẩm chế biến quá kỹ và chế biến nhiều giai đoạn.
  8. Khác:
  • Hỏi bác sĩ điều trị của bạn, vì trong lúc điều trị có một thứ cần tránh để hiệu quả điều trị tốt hơn.
  • Không uống thuốc điều trị suy giáp với sữa cùng lúc vì sữa chứa nhiều canxi gây giảm tác dụng của thuốc.
  • Không uống thuốc điều trị suy giáp gần với thời gian uống cà phê, vì cà phê cũng làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc.

Không có bình luận

  • Huỳnh, Thái viết:

    Anh mới xem video của Mita về cây bồ công anh, ăn nhiều không tốt cho thận, anh lại bị suyễn, bồ công anh lại tốt cho phổi, xin Mita chỉ giúp anh cách sử dụng cho tốt.
    Cảm ơn Mita

2 Trackbacks and Pingbacks

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop files here