CSSK Số 16: Bệnh Thalassemia được kiểm soát nhờ thay đổi lối sống

Hôm nay mình gặp gỡ một chị bị bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh), cuộc sống của chị cũng nhiều chật vật lắm. Sức khoẻ kém, giảm khả năng lao động. Con đường tìm sức khoẻ của chị cũng nhiều gian nan. Thời gian gặp gỡ ngắn mình cũng không tâm sự được điều gì. Giờ này mình nghĩ lại nên viết vài dòng nếu chị đọc được có động lực hơn nữa.

***Bệnh Thalassemia (hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh), biểu hiện chính thiếu máu và thừa sắt. Hiện nay, bệnh này được điều trị bằng cách truyền máu và thải sắt suốt đời.

Điều bạn quan tâm nhất là liệu lối sống theo Mita có cải thiện được bệnh này không?

MITA KHẲNG ĐỊNH CÓ. Bằng chứng là, người bệnh của Mita đã kiểm soát bệnh tốt và sức khoẻ ổn định để tiếp tục công việc và sống có ích. Mita kể tóm lược lại về người ấy.

Cuối năm ngoái, chị đến gặp Mita, nội lực mãnh liệt nhưng sức lực rất yếu, chị hay bị đứt hơi khi nói nhưng vì nội lực của chị tuyệt vời lắm nên chị cứ thao thao bất tiệc nói đủ thứ với mình. Đôi khi mình nghĩ, do thời gian gặp mình ngắn nên chị tranh thủ nói được bao nhiêu thì nói, nói có thể được hỗ trợ hoặc không nhưng nếu không nói thì chắc chắn không được hỗ trợ rồi.

Chị vừa là người mẹ, người bố, người trụ cột gia đình và sếp của tổ chức to bự. Các bạn thấy Mita bận thì chị còn bận hơn. Chị rất cầu toàn trong mọi việc. Chị xỉu up xỉu down vì sức khoẻ của mình. Ngoài mắc bệnh Thalassemia, chị còn là một bệnh nhân ung thư vú năm thứ 3.

Sau cái buổi gặp gỡ đó, chị bắt đầu nỗ lực thực hành, và cũng rơi vào giai đoạn sợ Mita. Vì sao lại sợ? Vì chị chưa thực hành như Mita mong đợi, vì chị chưa nhận được những chuyển biến tích cực về sức khoẻ mặc dù chị đã nỗ lực hết sức những gì chị có thể.

Giai đoạn sợ Mita xảy ra không lâu, chị bắt đầu tự thôi miên bản thân khi chị đối diện với những thứ độc hại với sức khoẻ: “T. ơi, không được rồi, phải dừng lại, phải như này như kia”. Và, như thế chị trở lại với thực hành, nỗ lực nỗ lực nỗ lực.

Rồi ngày đó cũng đến, chị tự tin nói với Mita rằng “chị không còn sợ em nữa Mita à, chị đã khoẻ, thật sự bạn bè chị ai cũng mừng chị khoẻ, chị đầy năng lượng cho khối lượng công việc khổng lồ, chị không còn xỉu up xỉu down nữa, chị hạnh phúc”.

Chắc chắn bạn quan tâm suốt thời gian qua chị đã làm gì?

  • Chị yêu Mita, nhân viên của chị cũng nói với bạn bè Mita rằng “sếp của mình mê chị Mita lắm”. Nên Mita chắc chắn là chị ấy yêu Mita lắm và lời Mita rất quan trọng với chị ấy.
  • Chị tranh thủ mọi lúc mọi nơi để tập thể dục: Mita gợi ý hàng chục loại thể dục cho rất nhiều tình trạng sức khoẻ khác nhau cơ mà. Chị tập gì được thì tập, nào giãn cơ, vẩy tay, bắt ruồi, hít thở sâu, …
  • Chị mỗi ngày lỉnh kỉnh chai chai lọ lọ, xanh đỏ gì cũng có, nước ép vài ba cử, cài đặt giờ để uống cho đúng giờ ngày nào cũng như thế (Mita khuyến khích mọi người làm mọi thứ cho cơ thể đúng giờ)
  • Bữa ăn chính của chị là gì? Chính là smoothies các bạn ạ! Đơn giản, bổ dưỡng, tái tạo tế bào, tăng cường sức khoẻ, phục hồi năng lượng, chữa lành là đây chứ không phải đâu khác.

Trong quá trình tìm lại sức khoẻ dành cho người bệnh nói chung và bệnh tan máu bẩm sinh nói riêng, Mita khuyến khích các bạn nên dùng smoothies mỗi ngày.

Công thức cơ bản cho smoothies:

  • Rau
  • Ít quả
  • Ít hạt
  • Ít muối
  • Ít dầu olive
  • Protein thực vật hoàn chỉnh (nếu có điều kiện)
  • Thêm probiotics nữa
  • Chất lỏng

Xay xay xay xay thật nhuyễn và uống thay bữa ăn!

Vậy nhé các bạn! Chị T. đã kiểm soát được bệnh của mình, khoẻ mạnh và khoẻ mạnh (thời gian chưa đủ dài, nên Mita không thể gọi là chữa khỏi).

Đã đến lượt các bạn rồi, nhanh chóng khoẻ mạnh các bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop files here