CSSK Số 19-24: PHƯƠNG CÁCH HIỆU QUẢ TRIỆT ĐỂ BỆNH TRĨ

Bài viết này, tôi mô tả tóm lược khảo nghiệm của mình trên những đối tượng bệnh nhân bị bệnh Trĩ. Tất cả đối tượng tham gia (6/6) đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu, không chút cảm nhận nào về bệnh. Hành trình của họ kéo dài từ 2 đến 6 tháng tuỳ mỗi người, mỗi cách thực hiện nghiêm ngặt.

Bệnh trĩ (tên tiếng anh: hemorrhoids) là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch chân.

Trĩ là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng ở nước ta với tỷ lệ 35-50% – theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam. Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Do vậy, hiểu đúng về bệnh trĩ giúp phòng ngừa, điều trị dứt điểm và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội hoặc dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại.

  • Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược (là đường hình răng cưa, ranh giới giữa lớp trong cùng (biểu mô) của hậu môn và trực tràng. Vì trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm không thể nhìn thấy và chỉ phát hiện khi đi tiêu ra máu. Khi trĩ to lên, bệnh nhân đi tiêu sẽ lòi trĩ.
  • Trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược, và nằm bên dưới lớp da của hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy, sờ thấy và thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như trang phục, ghế ngồi.

Dựa vào sự tiến triển của trĩ nội, bác sĩ có thể phân các cấp độ của bệnh trĩ nội như sau:

  • Trĩ độ 1: Giai đoạn này, trĩ mới ở mức độ nhẹ nhất, búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và chưa bị lòi ra ngoài.
  • Trĩ độ 2: Búi trĩ lòi ra ngoài khi đi đại tiện, có thể tự chui vào sau đi tiêu.
  • Trĩ độ 3: Giai đoạn này, búi trĩ lòi ra ngoài khi đi tiêu và cần phải dùng tay đẩy vào sau khi đi tiêu.
  • Trĩ độ 4: Đây là giai đoạn trĩ nặng, búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ngay cả khi người bệnh không đi tiêu, như khi ngồi xổm, làm việc nặng hoặc đi lại nhiều. Lúc này trĩ gây nhiều khó khăn cho việc đại tiện và sinh hoạt.

Đối tượng tham gia

  • Đối tượng 1: nữ, sinh năm 1969, Hà Nội, bị trĩ nội từ năm 18 tuổi, không thể đại tiện phải dùng tay móc phân ra ngoài, đã đi nông hậu môn vài lần.
  • Đối tượng 2: nữ, sinh năm 1975, Hà Nội, bị trĩ nội, trĩ ngoại, nứt kẻ hậu môn từ năm 17 tuổi (hơn 30 năm bị bệnh trĩ). Bác sĩ bảo khó trị.
  • Đối tượng 3: nam, sinh năm 1972, Hà Nam, trĩ nội từ năm 30 tuổi.
  • Đối tượng 4: nữ, sinh năm 1985, Hồ Chí Minh, trĩ ngoại từ năm 2010.
  • Đối tượng 5: nam, sinh năm 1983, Hồ Chí Minh, trĩ nội, trĩ ngoại, nứt hậu môn từ năm 2009.
  • Đối tượng 6: nam, sinh năm 1970, Đà Nẵng, trĩ nội, trĩ ngoại, nứt hậu môn từ năm 2012.

Khảo nghiệm

Hoạt động mỗi ngày phải thực hiện:

Hoạt động 1: nước sớm mai gồm 500mL + 15 mL kháng sinh tự nhiên Mita

Hoạt động 2: duy trì nước ép rau củ mỗi ngày 2 cử, sáng 600mL, chiều 600mL

Hoạt động 3: uống nước lọc với giấm táo hoặc kombucha trước bữa ăn 30 phút, với thể tích 300mL

Hoạt động 4: bữa ăn theo thứ tự: trái cây (3 phần), rau (2 phần), khác (5 phần)

Hoạt động 5: thể dục 1 tiếng đồng/ ngày liên tục, môn thể dục tuỳ ý, cần phải có 30 lần bài tập squat

Hoạt động 6: Ngâm mông trong nước lá bàng non 15 phút, ngày 2 lần trong 2 tuần đầu, sau đó giảm xuống ngày 1 lần cho những tuần tiếp theo. Sau khi ngâm mông trong nước lá bàng non, dùng khăn sạch lau khô và bôi một lớp mật ong hoặc dầu dừa vào hậu môn.

Trước khi đi ngủ: uống 5-10 viên Ego Pure.

Đặt mua Ego Pure: https://www.mitatran.com/product/ego-pure-thanh-loc-duong-ruot-can-bang-he-vi-sinh/

Trong ngày uống ít nhất 2 lít nước.

Thời gian thực hiện: cho đến khi không còn bệnh

Kết quả

  1. Khỏi bệnh: 100%
  2. Thời gian khỏi bệnh: từ 2-4 tháng
  3. Các bệnh nhân tham gia khảo nghiệm thực hiện nghiêm túc hoạt động 1, 3, 4, 5 và hoạt động 6. Hoạt động 3 có một số bệnh nhân thực hiện không đều đặn do hoàn cảnh. Những bệnh nhân thực hiện không đều đặn này kéo dài thời gian điều trị bệnh.

Bàn luận

Cải thiện đường ruột: cải thiện hệ vi sinh đường ruột, sự tiêu hoá thức ăn, sự tạo thành khối phân thải, tăng khối lượng phân, thay đổi chế độ hình thành cấu trúc khối phân. Tăng cường co bóp trực tràng, đại tràng để đi đại tiện tự nhiên. Tăng cường miễn dịch, chống viêm, làm mềm cơ hậu môn, co giãn mạch máu, và bôi trơn.

Mời các bạn thảo luận thêm!

Tặng các bạn đang có vấn đề sức khoẻ về Trĩ. Hãy vững tin và thực hành nhé! Các bạn tìm thêm thông tin ở kênh youtube Mita Tran

https://www.youtube.com/c/MITATRAN

Bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu bạn có thể đăng ký chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống ở đây.

Không Tìm Được Trường.

Thông tin thêm

(1) https://tamanhhospital.vn/benh-tri/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop files here