UNG THƯ TUYẾT GIÁP: TRIỆU CHỨNG – CÁC LOẠI K GIÁP – TIÊN LƯỢNG VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ I-ỐT PHÓNG XẠ

Bạn tìm thêm thông tin K giáp hỏi Mita trả lời: K GIÁP: HỎI & ĐÁP

Các bạn biết không?

Tỷ lệ mắc bệnh K giáp khu vực châu Á chiếm tới 60% và tỷ lệ chết chiếm đến 58% so với toàn thế giới (theo thống kê của GLOBOCAN 2018). Bệnh K giáp xảy ra ở nữ gấp 3 lần so với nam giới. Nhưng các bạn đừng lo lắng đến thế, nhìn biểu đồ 2 đây nè, tỷ lệ mắc bệnh cao (màu xanh, incidence) nhưng tỷ lệ tử vong là rất thấp (màu đỏ, mortality).

Tỷ lệ chết (bên trái), tỷ lệ mắc bệnh (bên phải), màu tím là châu Á.

Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ gấp 3 lần nam.

Màu xanh là tỷ lệ mắc bệnh, màu đỏ là tỷ lệ chết.

TRIỆU CHỨNG

Bệnh K giáp thường không có triệu chứng đặc trưng. Theo thống kê lâm sàng nhìn chung bệnh nhân K giáp rất ít bị đau.

  • Ở giai đoạn sớm bệnh nhân có khối u ở cổ, một số người có giọng nói khò khè.
  • Ở giai đoạn muộn thì khối u cứng, to, cố định và một số bệnh nhân bị biến dạng giọng nói, cảm thấy khó nuốt, màu da vùng cổ bị sậm hơn, thâm chí bong tróc, chảy máu.

KHUYẾN CÁO: nên khám sức khỏe định kỳ và trong trường hợp phát hiện bướu, hạch ở vùng cổ nên đi kiểm tra xem xét

CÁC LOẠI K GIÁP – TIÊN LƯỢNG

Có 4 dạng K giáp:

  1. Nhú (papillary), nang (follicular) hoặc nhú-nang (papillary-follicular): loại này chiếm 85% trong các ca bệnh, loại này dễ điều trị nhất và có tỷ lệ chữa khỏi 98% tùy giai đoạn bệnh. Bệnh nhân được chuẩn đoán và chọn lộ trình điều trị phù hợp, thường là phẫu thuật nạo vét, sau đó hoặc uống liều i-ốt phóng xạ hoặc không tùy kết quả phẫu thuật và duy trì uống hoocmon tuyến giáp mỗi ngày.
  2. Tế bào nang (follicular cell) và/ hoặc tế bào Hurthle (Hurthle cell): loại này chiếm 10%, cũng thuộc dạng dễ điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh cao đến 98% tùy giai đoạn bệnh như loại nhú, nang. Bệnh nhân được chuẩn đoán và chọn lộ trình điều trị phù hợp, thường là phẫu thuật nạo vét, sau đó hoặc uống liều i-ốt phóng xạ hoặc không tùy kết quả phẫu thuật và duy trì uống hoocmon tuyến giáp mỗi ngày.
  3. Tuyến giáp tủy (medullary): chiếm 3%, loại này khó điều trị. Loại này bệnh nhân không cần dùng phóng xạ i-ốt vì tế bào không cần sử dụng i-ốt.
  4. Dạng anaplastic: chiếm 1%, nhanh chết, loại này khó điều trị nhất.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHÓNG XẠ I-ỐT

  • Tế bào tuyến giáp là nơi gần như duy nhất có khả năng hấp thụ i-ốt phóng xạ.
  • Hầu hết tế bào trong cơ thể chúng ta không thể hấp thụ phóng xạ i-ốt.
  • Một số tế bào bình thường khác như tuyến nước bọt, tuyến nước mắt, mô vú, tủy xương cũng sẽ hấp thụ một số phóng xạ i-ốt.
  • Khi cơ thể nhận i-ốt phóng xạ, i-ốt phá hủy tế bào bệnh và một số/ cả tế bào lành. Do đó, những tác dụng phụ khi uống phóng xạ i-ốt như tóc bị rụng, buồn nôn, tiêu chảy và đau. Tác dụng phụ có khác nhau giữa các bệnh nhân K giáp.
  • Khi nạp phóng xạ i-ốt cần cách ly với người khác trong vòng 24-48 giờ (quan trọng nhất là 24 giờ đầu nên đứng xa bệnh nhân ít nhất 1,8 mét) để tránh nhiễm phóng xạ sang người lành. Tuy nhiên, với liều 200mCi cần tránh 4 ngày với người lớn, ít nhất 3 tuần với trẻ em và bà mẹ mang thai.

TẠI SAO PHẢI UỐNG NỘI TIẾT TỐ TUYẾN GIÁP

Không ai có thể sống mà không có hoocmon tuyến giáp, nếu bạn không còn tuyến giáp nữa bạn sẽ cần dùng levothyroxine mỗi ngày trong suốt quãng đời còn lại. Bạn cần kiểm tra định kỳ để bác sĩ xem liều hoocmon phù hợp chưa và tình trạng K giáp như thế nào để kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ bạn tốt nhất!

Chúc các bạn khỏe mạnh!

Mita – dành thời gian cho điều ý nghĩa!

Hãy đặt câu hỏi bên dưới nhé!

–đón đọc bài viết DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO K GIÁP–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop files here