LÀM GÌ KHI BỊ CHÓ (DẠI) CẮN

Sáng nay mình nghe chuyện là hôm qua người nhà mình bị bạn chó nhỏ cắn ở tay. Bạn chó con nuôi ở nhà cũng hơn nửa năm rồi, mấy ngày nay cứ hay khó chịu. Trong lúc người thân mình quét nhà, đuổi nó đi chỗ khác thì nó đã cắt vào ngón tay, không để lại vết cắn, bạn chó cũng đã bỏ đi. Người nhà đã đi chích ngừa uốn ván vì năm trước có người trong làng bị chó cắn và đã chết sau đó, nên người nhà rất lo lắng và chạy đi hàng chục km để chích ngừa. Tết năm trước, Mita cùng ba về thăm Ngoại 4 cũng gặp tình huống cậu 2 bị bạn chó cắn và cả nhà vô cùng căng thẳng chở cậu đi chích ngừa.

Nhờ thế mà mình được làm cô giáo trả lời về các vấn đề chó dại liên quan. Bài viết được sinh ra từ sự tóm lại các câu hỏi của mọi người với mình. Các bạn tham khảo nhé!

BỆNH DẠI

Bệnh dại (Rabies): một bệnh truyền nhiễm khá nghiêm trọng, căn bệnh nguy hiểm và chết người do một loại vi-rút tấn công hệ thần kinh trung ương gây ra. Vi-rút có trong nước bọt và mô não của động vật bị nhiễm bệnh và nó truyền sang người qua vết cắn hoặc vết xước. Khi vi-rút xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, nó gây viêm não và tuỷ sống, dẫn đến các triệu chứng như sốt, nhức đầu, yếu cơ và cuối cùng là tử vong.

VI-RÚT DẠI TÌM THẤY Ở ĐÂU?

Loại vi-rút này tìm thấy nhiều nhất ở động vật hoang dã như gấu trúc, chồn hôi, dơi và cáo nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến động vật nuôi trong nhà như chó, mèo và gia súc.

VI-RÚT DẠI TRUYỀN SANG NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

Vi-rút dại truyền sang người thông qua vết cắn, hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, hoặc nếu nước bọt của động vật nhiễm bệnh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng hoặc vết thương hở của người.

CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH DẠI?

Các triệu chứng bệnh dại thường xuất hiện khoảng 1-3 tháng sau khi tiếp xúc, nhưng cũng có thể lâu hơn tận 1 năm. Các triệu chứng ban đầu như sốt, nhức đầu, yếu cơ, sau đó là các triệu chứng như nhầm lẫn, ảo giác cà co giật. Khi triệu chứng xuất hiện, căn bệnh này hầu như luôn tử vong.

XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO KHI BỊ CHÓ CẮN?

Chó nhà cắn cũng chưa chắc là chó dại, nhưng không nên chủ quan mà loại trừ, cần theo dõi sát sao với bạn chó và cả người bị chó cắn. Nếu bạn chó dại thì chó sẽ chết sau 3-5 ngày.

Dù vết cắn có nặng hay nhẹ thì việc đầu tiên, nhanh chóng trong vòng 15 phút ngay khi bị chó cắn cần phải sơ cứu vết cắn đúng kỹ thuật.

CÁC BƯỚC SƠ CỨU NGAY:

  • Rửa tay dưới vòi nước ấm với xà phòng, rửa thật sạch vết thương.
  • Rau khô với bông sạch.
  • Sau đó sử dụng dung dịch kháng khuẩn như betadine, oxi già, … vệ sinh lại.
  • Luôn để vết thương ở tình trạng khô ráo, băng bó nếu cần thiết.

NẾU MỘT NGƯỜI BỊ CHÓ CẮN KHÔNG CÓ VẾT TRẦY XƯỚC RÕ RÀNG THÌ NÊN XỬ LÝ NHƯ NÀO?

Trường hợp chó cắn vào quần áo, hoặc cắn trực tiếp nhưng không xác định vết trầy xước rõ ràng bạn cũng cần sơ cứu đúng kỹ thuật như trên. Việc không để lại vết trầy xước rõ ràng, vi khuẩn cũng có thể vào cơ thể và có nguy cơ nhiễm trùng. Điều quan trọng nhất là theo dõi người bị chó cắn xem có dấu hiệu nhiễm trùng nào không, ví dụ có sưng đỏ, đỏ, … tại vị trí cắn hoặc có sốt không? Và cũng theo dõi bạn chó xem bạn ấy có thói quen cắn người không, có triệu chứng bất thường gì không, có được tiêm ngừa chưa?

Nếu người bị chó cắn không xác định được vết trầy xước rõ ràng và theo dõi sau 72 giờ cũng không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, bạn có thể yên tâm sống khoẻ.

NẾU NGƯỜI BỊ CHÓ CẮN CÓ VẾT THƯƠNG RÕ CẦN XỬ LÝ NHƯ NÀO?

Nhanh chóng trong vòng 15 phút ngay bị cắn phải sơ cứu thật kỹ như trên.

Sau đó:

Xét vấn đề chó nhà:

  • Nếu người đó đã tiêm phòng uốn ván trong vòng 10 năm có thể theo dõi tiến trình diễn biến của bệnh nếu có như sưng đỏ, đỏ, … sốt tại vết cắn.
  • Nếu người đó chưa tiêm phòng uốn ván nên tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế gần nhà.

Xét vấn đề nghi ngờ chó dại:

  • Sau khi làm sạch, kháng khuẩn xong, người bị chó dại cắn cần phải được điều trị phòng sau phơi nhiễm (post-exposure prophylaxis, PEP) để ngăn vi-rút gây nhiễm trùng.
  • PEP gồm một liều globulin miễn dịch bệnh dại, một chế phẩm kháng thể có thể bảo vệ ngay lập tức chống lại vi-rút, và 4 liều vắc-xin bệnh dại.
  • Việc điều trị cần tiến hành ngay trong vòng 24-48 giờ.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG NÀO CHO NGƯỜI BỊ CHÓ CẮN?

Không có chế độ dinh dưỡng nào đặc biệt loại bỏ vi-rút dại truyền nhiễm vào người, một chế độ ăn lành mạnh để nâng cao miễn dịch và cải thiện sức khoẻ tổng thể.

Đầu tiên, cải thiện hệ tiêu hoá nếu tiêu hoá kém sau đó mới ăn uống gì nè.

Tiếp theo là:

  • Nạp nhiều rau củ quả tươi mới, chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng giúp nâng cao miễn dịch.
  • Cung cấp đủ protein từ cá, gia cầm và đậu để giúp nhanh lành vết thương.
  • Ăn ngũ cốc toàn phần để điều hoà tiêu hoá cơ thể.
  • Uống nhiều nước để giúp cho chức năng hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.
  • Tránh các thực phẩm có thể làm yếu miễn dịch như thức ăn đóng hộp sẵn, thức uống chứa đường, và cồn.

VẮC-XIN UỐN VÁN CHỨA GÌ?

Vắc-xin uốn ván được biết là giải độc tố uốn ván (tetanus toxoid, TT), chứa một lượng nhỏ vi khuẩn uốn ván đã bị bất hoạt hoặc chết. Vắc-xin hoạt động bằng cách khiến cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch với vi khuẩn uốn ván mà không gây ra bệnh thật sự.

CON NGƯỜI CÓ THỂ ĂN THỊT CHÓ DẠI KHÔNG?

Đây cũng là câu hỏi mà Mita đã phải trả lời: đối với một số nơi thì thịt chó là cao lương mĩ vị, nhưng với nhiều quan điểm khoa học thì thịt chó không an toàn cho người. Chó dại càng không nên ăn, có nguy cơ dẫn đến chết người nếu không may bị vi-rút dại tấn công.

XỬ LÝ BẠN CHÓ DẠI NHƯ NÀO?

  • Cách ly bạn chó với các động vật nuôi khác để tránh lây nhiễm.
  • Ở một số nước cần báo cáo với chính quyền địa phương, cơ quan kiểm soát động vật.
  • Do không có cách chữa trị bệnh dại, khi có triệu chứng xuất hiện hầu như luôn tử vong, cho nên cái chết nhân đạo được lựa chọn cho bạn chó dại.
  • Tiêm phòng vật nuôi tiếp xúc với bạn chó dại.

Bài viết có hữu ích với bạn không? Bạn có thể thảo luận thêm để cùng hiểu rõ.

Mita Tran

27.01.2023

From US

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop files here