VẮC-XIN UNG THƯ

PHIÊN BẢN VIDEO & THAM GIA GIVE AWAY TUẦN NÀY

Vắc-xin ung thư là một dạng của trị liệu miễn dịch mà có thể huấn luyện hệ thống miễn dịch hiểu, phân biệt, nhận dạng tế bào ung thư và loại bỏ chúng.

Các bạn đã biết vắc-xin có bằng chứng hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh gây ra bởi virus, vi khuẩn. Vắc-xin đầu tiên phát triển cách đây hơn 200 năm, chúng đã ngăn ngừa một số căn bệnh thế kỷ XX, gây ra bởi virus (sởi, bại liệt, đậu mùa), vi khuẩn (bạch hầu, uốn ván, lao) và cứu được hàng trăm triệu người sống trên thế giới. Vắc-xin hoạt động bằng cách tiêm ngừa trước khi bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Khi phơi nhiễm vắc-xin (vi khuẩn, vi rút sống đã được giảm độc lực hoặc các vi sinh vật bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật) vào cơ thể khỏe mạnh cho phép hệ thống miễn dịch xác định những mối nguy này (lạ, khác thường với tế bào bình thường, lúc này bạn có thể bị bệnh nhẹ nhẹ) dựa trên những antigens (là những tín hiệu ghi dấu) – được biết đến là kháng nguyên, sau đó hủy diệt chúng và “ghi nhớ” chúng. Thời gian sau này, khi tác nhân gây bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.

Bệnh ung thư, thật sự là vấn đề rất phức tạp, không hề giống như vi khuẩn, vi rút. Tế bào ung thư và tế bào bệnh gần giống nhau. Và mỗi khối u riêng lẻ có các kháng nguyên riêng biệt. Nên phương pháp nghiên cứu và phát triển vắc-xin ung thư rất khó khăn, cũng như hiệu quả vắc-xin ung thư mang lại cũng khá hạn chế.

Hiện nay, vắc-xin ung thư có ba nhóm gồm vắc-xin ngăn ngừa ung thư (có 4 loại), vắc-xin điều trị ung thư (1 loại) và vắc-xin tự thân.

Vắc-xin ngăn ngừa ung thư

Các bạn đã biết, nhiễm virus là nguyên nhân gây ra sự phát triển của một số bệnh ung thư và vắc-xin ngăn ngừa giữ vai trò quan trọng trọng giảm nguy cơ. Ví dụ, ung thư cổ tử cung và ung thư đầu cổ có thể gây ra do virus HPV (human papilloma virus), trong khi ung thư gan có thể gây ra bởi virus HBV (hepatitis B virus). Do đó, có một số vắc-xin phát triển có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư gây ra liên quan đến virus HPV, HBV [1, 2]. FDA (U.S. Food & Drug administration, cơ quan Quản lý Thuốc & Thực phẩm Hoa Kỳ) công nhận có 4 loại vắc-xin ngăn ngừa ung thư như sau:

  • Cervarix®: là một loại vắc-xin được phê chuẩn để sử dụng trong ngăn ngừa nhiễm hai chủng virus HPV(Human papilloma virus) type 16 và 18. Cervarix mong đợi giúp ngăn ngừa 70% ung thư cổ tử cung. Chúng còn có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của một số bệnh ung thư có liên quan đến virus HPV như ung thư hậu môn, cổ tử cung, đầu và cổ, dương vật, âm hộ và âm đạo.
  • Gardasil®: là một loại vắc-xin được phê chuẩn để sử dụng trong ngăn ngừa nhiễm chủng virus HPV (Human papilloma virus) type 16, 18, 6 và 1. Gardasil mong đợi ngăn ngừa 70% ung thư cổ tử cung. Chúng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của một số bệnh ung thư có liên quan đến virus HPV như ung thư hậu môn, cổ tử cung, đầu và cổ, dương vật, âm hộ và âm đạo.
  • Gardasil-9®: là một loại vắc-xin được phê chuẩn để sử dụng trong ngăn ngừa nhiễm chủng virus HPV (Human papilloma virus) type 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 và để ngăn ngừa mụn cóc sinh dục do HPV type 6 hoặc 11 gây ra. Gardasil-9 mong đợi ngăn ngừa 90% ung thư cổ tử cung và ngăn ngừa 90% mụn cóc sinh dục. Chúng có thể ngăn ngừa sự phát triển của một số bệnh ung thư có liên quan đến virus HPV như ung thư hậu môn, cổ tử cung, đầu và cổ, dương vật, âm hộ và âm đạo.
  • Hepatitis B (HBV) vắc-xin (HEPLISAV-B®): là vắc-xin được phê chuẩn để sử dụng trong ngăn ngừa bảo vệ chống nhiễm chủng virus viên gan B (HBV, hepatitis B virus). Chúng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư gan liên quan đến virus HBV.

Thời điểm nào tiêm ngừa là tốt nhất?

Thời gian tốt nhất để được tiêm ngừa là trước khi người đó bị nhiễm virus HPV. FDA (cục quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ) phê duyệt Gardasil được tiêm ngừa cho bé gái và bé trai từ 9-26 tuổi; Cervarix được phê duyệt tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữ trẻ từ 10-25 tuổi.

Vắc-xin trị liệu ung thư

Như tôi đã đề cập ở trên, mỗi khối u ung thư có thể được hiểu theo nghĩa là duy nhất và có các kháng nguyên riêng biệt. Nên vắc-xin trị liệu ung thư được nghiên cứu rất phức tạp. Ngày nay, khoa học sinh học phân tử phát triển khá mạnh đã giúp các các bác sĩ có thể xác định những đặc điểm khác biệt giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh. Điểm khác biệt có thể là sự biểu hiện khác thường của một vài protein nào đó. Ví dụ, PAP (prostatic acid phosphatase) trong ung thư tuyến tiền liệt thường biểu hiện quá mức so với người khỏe mạnh. Dựa trên nguyên tắc này, vắc-xin sipuleucel-T được phát triển và được FDA phê chuẩn năm 4/2010 cho việc điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt di căn [3]. Theo kết quả thống kê lâm sàng thì vắc-xin sipuleucel-T có thể giúp bệnh nhân ung thư kéo dài thêm thời gian sống được 4 tháng.

Nhân đây tôi muốn chia sẻ tí tẹo về vắc-xin Hasumi đang quảng bá rầm rộ những tháng gần đây tại Việt Nam. Vắc-xin Hasumi là vắc-xin được tiến sĩ bác sĩ K. Hasumi nghiên cứu và được cấp bản quyền (U.S Patent), hiện nay vẫn chưa được công nhận trong trị liệu tại Nhật Bản nói riêng và toàn thế giới nói chung. Những nghiên cứu khoa học được tìm hiểu về vắc-xin Hasumi này gần như không có công bố. Những kết quả lâm sàng được tìm thấy trên google rất hạn chế, duy nhất một bản từ trung tâm nghiên cứu của Hasumi (có nghĩa là tính tin cậy và xác thực còn hạn chế), kết quả ông ghi nhận lại là những bệnh nhân ung thư sử dụng vắc-xin Hasumin kết hợp sau hóa trị và xạ trị hoặc hóa trị hoặc xạ trị và hiệu quả trị liệu chỉ tăng 10%. Xét về vấn đề chi phí, tôi tìm hiểu qua trung tâm nghiên cứu của Hasumi, thật sự là đắc đỏ. Bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm với chi phí tầm 500 triệu và giai đoạn muộn có thể lên tới 1,5 tỷ đồng chưa kể chi phí đi lại (hình như có thể tiêm tại Việt Nam). Vậy có đáng để đầu tư không?

Vắc-xin tự thân Neoantigen

Bạn đã biết ung thư là đặc điểm của sự tích lũy biến đổi di truyền. Những đột biến tế bào soma (tế bào sinh dưỡng) có thể tạo ra những dấu hiệu đặc biệt hay còn gọi là tân bào đặc biệt hay kháng nguyên mới (neoantigens). Neoantigen là những dấu hiệu biểu hiện đặc biệt bởi các tế bào ung thư chứ không phải bởi bất kỳ tế bào nào khác. Khi bệnh nhân được sử dụng loại vắc-xin này thì các phản ứng miễn dịch có thể được định hướng chính xác chống lại sự phát triển của tế bào ung thư và tránh tế bào khỏe mạnh và có thể ngăn ngừa tác dụng phụ không mong muốn.

Do mỗi khối u có những đặc điểm riêng biệt, trong đó một phần bé tí của nó là giống nhau giữa các bệnh nhân. Những tiến bộ công nghệ gene, dữ liệu khoa học và liệu pháp miễn dịch ung thư ngày nay đã giúp thiết lập bản đồ đột biến gene nhanh chóng, lựa chọn hợp lý các mục tiêu vắc-xin và tạo ra loại vắc-xin thích hợp cho mỗi bệnh nhân ung thư riêng biệt. Thử nghiệm lâm sàng trên người cho thấy vắc-xin tự thân có tính khả thi, an toàn. Hình ảnh dưới là quy trình vắc-xin tự thân [4].

Cách vắc-xin tự thân neoantigen hoạt động:

Thông tin thêm

Các mục tiêu ‘ được đánh giá trong các thử nghiệm lâm sàng bao gồm:

• 5T4: một kháng nguyên thường được biểu hiện bởi một số loại ung thư khác nhau

• CEA: một loại protein liên quan đến sự kết dính của tế bào thường chỉ được sản xuất trước khi sinh; thường biểu hiện bất thường trong ung thư và có thể góp phần di căn

• Kháng nguyên liên quan đến Cytomegalovirus (CMV): protein ngoại lai biểu hiện bởi các tế bào ung thư bị nhiễm CMV

• Protein liên quan đến folate: protein trong con đường này thường bị biểu hiện quá mức trong bệnh ung thư

• EGFR: con đường kiểm soát sự phát triển của tế bào và thường bị đột biến trong bệnh ung thư

• HER2: con đường kiểm soát sự phát triển của tế bào và thường được biểu hiện quá mức trong bệnh ung thư vú và có liên quan đến sự di căn hoặc lây lan bệnh

• Kháng nguyên liên quan đến vi rút u nhú ở người (HPV): protein ngoại lai biểu hiện bởi các tế bào ung thư bị nhiễm vi-rút HPV

• Kháng nguyên MAGE: các gen tạo ra các protein này thường bị tắt trong các tế bào trưởng thành, nhưng các tế bào ung thư thường kích hoạt lại biểu hiện của chúng

• Mesothelin: một loại protein thường được biểu hiện quá mức trong bệnh ung thư và có thể hỗ trợ di căn

• MUC-1: một loại protein bọc đường thường được biểu hiện quá mức trong bệnh ung thư

• NY-ESO-1: một loại protein thường chỉ được sản xuất trước khi sinh nhưng thường biểu hiện bất thường trong bệnh ung thư

• P53: một protein ức chế khối u thường bị đột biến, không hoạt động và biểu hiện quá mức trong bệnh ung thư

• PAP và PSA: các enzyme được tạo ra bởi các tế bào tuyến tiền liệt thường bị sản xuất quá mức bởi các khối u tuyến tiền liệt

• Neoantigen cá nhân: những dấu hiệu bất thường này phát sinh từ các đột biến và được biểu hiện độc quyền bởi các tế bào khối u

• Ras: một protein tín hiệu trung tâm thường bị đột biến trong ung thư và có liên quan đến sự phát triển và phân chia tế bào bất thường

• Survivin: một loại protein có thể ngăn chặn sự chết của tế bào và bị biểu hiện quá mức bởi một số loại tế bào ung thư

• Telomerase: một loại enzyme giúp duy trì sức khỏe của DNA tế bào; khai thác bởi các tế bào ung thư để đạt được sự bất tử

• Kháng nguyên liên quan đến khối u: Các kháng nguyên thường được biểu hiện ở mức độ cao bất thường trên các tế bào khối u và có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu vào chúng; cũng được tìm thấy trên các tế bào bình thường ở mức thấp hơn

• WT1: một loại protein thường bị đột biến và biểu hiện bất thường ở bệnh nhân ung thư, đặc biệt là khối u Wilms.

Tài liệu tham khảo:

  1. Zhou, C., Z.K. Tuong, and I.H. Frazer, Papillomavirus Immune Evasion Strategies Target the Infected Cell and the Local Immune System. 2019. 9(682).
  2. Scott, N., et al., Cost-effectiveness of the controlled temperature chain for the hepatitis B virus birth dose vaccine in various global settings: a modelling study. The Lancet Global Health, 2018. 6(6): p. e659-e667.
  3. Dores, G.M., M. Bryant-Genevier, and S. Perez-Vilar, Adverse Events Associated With the Use of Sipuleucel-T Reported to the US Food and Drug Administration’s Adverse Event Reporting System, 2010-2017Adverse Events Associated With Use of Sipuleucel-T Reported to FDAAdverse Events Associated With Use of Sipuleucel-T Reported to FDA. JAMA Network Open, 2019. 2(8): p. e199249-e199249.
  4. Sahin, U. and Ö. Türeci, Personalized vaccines for cancer immunotherapy. 2018. 359(6382): p. 1355-1360.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop files here